Tầng 7, New Center Building, số 27, ngõ 26 phố Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Tìm kiếm

Du học Nhật Bản, nên hay không?

Người đăng: admin - 26/10/2023

Hiện nay, nhiều người trẻ Việt Nam có mong muốn được tiếp cận với nên giáo dục của các quốc gia phát triển, trong đó có nền giáo dục của Nhật Bản. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, việc đi du học Nhật Bản ngày càng trở nên dễ dàng và phổ biến. Tuy nhiên, cũng có không ít thông tin trái chiều về việc du học Nhật Bản khiến các bạn trẻ và phụ huynh phân vân với lựa chọn: “Có nên đi du học Nhật Bản hay không”? Với những kiến thức sẵn có, TALOMA sẵn sàng chia sẻ một cách khách quan về vấn đề này.

1. Lợi ích khi đi du học Nhật Bản:

Đi du học mang lại rất nhiều điều bổ ích, những điều mà bạn không có được khi học ở trong nước.

  1. 1.1. Nhật Bản có nên giáo dục hàng đầu thế giới:
  2. Nhật Bản được xem là quốc gia có nền giáo dục toàn diện nhất thế giới. Với nhiều chính sách đào tạo và phương pháp học hiện đại, Nhật Bản đã và đang mang đến cho thế hệ trẻ nhiều trải nghiệm mới mẻ.

    Theo thống kê của trang Top Universities, Nhật Bản hiện có 9 trường đại học quốc gia với cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy uy tín như trường đại học Tokyo, đại học Kyoto, đại học Osaka,…

    Suốt chiều dài lịch sử, những ngôi trường này đã đào tạo rất nhiều danh nhân cho nước Nhật như thủ tướng, nhà toán học, kiến trúc sư, tác giả đoạt giải Nobel,… Đây là bảo chứng rõ ràng cho chất lượng giáo dục tại Nhật Bản.

  3. 1.2. Nhật Bản có môi trường sống lý tưởng:
  4. Đất nước mặt trời mọc luôn thuốc “top” quốc gia an toàn nhất thế giới. Có thể thấy, Nhật Bản là quốc gia hòa bình và có chất lương an sinh – xã hội hàng đầu, dù bị đánh giá khá nguy hiểm khi thường xuyên xảy ra thiên tai. Ngoài ra, các bạn trẻ đã và đang du học tại Nhật Bản thường đánh giá cao các điểm sau:

  5. - Nhật Bản là quốc gia an toàn:
  6. Luật pháp Nhật Bản được thực hiện rất nghiêm túc, người dân hầu như không phải lo lắng về các loại tội phạm như trộm cắp, cướp giật,…

  7. - Điều kiện sống hàng đầu:
  8. Nhật Bản là nước phát triển bậc nhất thế giới, với nhiều công trình và cơ sở hạ tầng hiện đại để phục vụ người dân. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống luôn được duy trì ở mức cao nhất.

  9. - Môi trường văn minh, lịch sự:
  10. Tại Nhật Bản, người dân luôn có ý thức cao khi tham gia cộng đồng. Những tình trạng như xả rác bừa bãi, chen lấn,.. rất hiếm khi xảy ra.

  11. 1.3. Du học sinh tại Nhật Bản có thể nâng cao kỹ năng sống, tính tự lập, kinh nghiệm sống:
  12. Du học ở một đất nước khác, du học sinh hầu như tự lập về mọi mặt, từ những vấn đề nhỏ nhặt như dọn dẹp, nấu ăn,… đến các vấn đề to lớn hơn như kỹ năng quản lý tài chính, sắp xếp thời gian, làm việc nhóm, giải quyết mâu thuẫn với bạn bè, bảo vệ tài sản…

  13. 1.4. Cơ hội việc làm mở rộng sau khi kết thúc du học:
  14. Sau thời gian du học ở Nhật Bản, các du học sinh sẽ có nhiều lợi thế để tìm kiếm công việc tốt như:

  15. - Ngôn ngữ

  16. Lợi thế lớn nhất của một du học sinh là ngôn ngữ. Môi trường học tập và sinh sống ở Nhật đóng vai trò rất lớn trong chuyện trau dồi ngôn ngữ. So với những bạn học tiếng ở Việt Nam, các bạn du học sinh được va chạm nhiều hơn do đó văn phong và cách nói chuyện cũng sẽ tự nhiên hơn. 

  17. Thấu hiểu văn hóa và tác phong của người Nhật

  18. Việc ở trong môi trường Nhật Bản và có thể tiếp xúc thường xuyên với người bản xứ giúp du học sinh trau dồi không chỉ ngôn ngữ mà cả hiểu biết xã hội và con người Nhật. Phong cách sống cũng như làm việc của người Nhật rất khác với người Việt Nam. Vậy nên, hiểu được lối suy nghĩ và cách hành xử của họ là một lợi thế rất lớn giúp bạn có thể hòa nhập nhanh trong môi trường các công ty Nhật.

  19. Sự độc lập

  20. Đi học xa nhà đã là một môi trường sống tốt để rèn luyện sự tự lập; huống hồ gì học một mình lại xa gia đình ở một đất nước xa lạ. Việc phải “tự thân vận động” sẽ giúp cho du học sinh rèn luyện cho mình được sự độc lập, tự tin và trưởng thành hơn.

  21. Góc nhìn mới

  22. Là một du học sinh, bạn có trong mình cách nghĩ của người Việt Nam, nhưng đồng thời bạn có thể hiểu được cách nghĩ của người Nhật. Do đó, bạn có thể phân tích một sự việc theo nhiều hướng suy nghĩ khác nhau. Sự linh hoạt này khiến bạn trở nên đặc biệt hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

  23. 2. Mặt trái của du học nói chung:

    1. 2.1. Cô đơn, nhớ nhà là cảm giác không thể tránh khỏi:
  24. Trong khoảng thời gian đầu mới sang, ngoại ngữ chưa đủ lưu loát, bỡ ngỡ với nhịp sống mới, thì cảm giác cô đơn và lạc lõng giữa đám đông là điều bạn khó tránh khỏi. Sự cô đơn là điều bạn nên dự trù trước để cố gắng chủ động cải thiện hoặc chấp nhận nó mà hoàn thành việc học một cách tốt nhất.

    Trước khi du học bạn có thể sẽ tự tin tuyên bố không bao giờ nhớ nhà nhưng chắc chắn vào một khoảnh khắc nào đó bạn sẽ rất nhớ nơi mình đã sinh ra. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hòa hợp với cuộc sống mới hay thậm chí bạn không thích đời sống ở nước ngoài thì nỗi nhớ nhà sẽ càng thêm khắc khoải. Nhưng đây là cảm xúc phổ biến mà bạn có thể cố gắng vượt qua bằng cách nhiều cách như tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hoặc đăng ký làm thêm trong trường đại học để tự tạo niềm vui cho bản thân.

    1. 2.2. Nỗi băn khoăn về chi phí
  25. Bên cạnh vấn đề tâm lý, thì vấn đề tài chính đôi khi cũng mang tới sự phiền toái, nhất là đối với những gia đình chưa sẵn sàng đủ tiềm lực về kinh tế. Ngoài học phí, thì sinh hoạt phí (ăn, ở, đi lại, mua sắm, dịch vụ y tế, v.v.) sẽ là những khoản “không thể không chi”, do vậy việc lựa chọn du học sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng việc lựa chọn thành phố hay ngành học để phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình.

    1. 2.3. Sốc văn hóa ngược
  26. Sốc văn hóa khi du học là điều có lẽ bạn đã có thể dự trù trước nhưng sốc văn hóa ngược cũng là vấn đề đau đầu không kém. Sốc văn hóa ngược diễn ra khi du học sinh quay về Việt Nam sau quãng thời gian dài du học và khó thích nghi lại với văn hóa của quê nhà. Lúc này du học sinh sẽ phải tập làm quen lại từ đầu nếu định hướng lâu dài là lập nghiệp ở Việt Nam.

    Hãy đơn giản nghĩ rằng đây chính là cơ hội để bạn rèn luyện khả năng ứng phó với mọi hoàn cảnh của mình. Đây là kỹ năng mềm rất quan trọng để thành công không chỉ trong sự nghiệp mà cả trong đời sống.

  27. 3. Vậy Du học Nhật Bản, nên hay không nên?
  28. Từ những lý do trên, TALOMA chia ra hai đối tượng để trả lời câu hỏi này như sau:

    1. 3.1. Đối tượng nên đi du học Nhật Bản:

- Khả năng học tập và khả năng ngoại ngữ tốt;

- Có một kế hoạch du học cụ thể;

- Có mục tiêu, định hướng du học rõ ràng;

- Có chỗ dựa tài chính ổn định;

- Khả năng thích nghi nhanh với môi trường sống mới;

- Mong muốn thành thạo tiếng Nhật;

- Muốn học tập tư duy, tinh thần, cách làm việc của người Nhật;

- Muốn học tập với những con người độc lập, tỉ mỉ, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm với công việc;

- Muốn làm việc trong các doanh nghiệp Nhật bản tại Nhật hoặc tại Việt Nam.

  1. 3.2. Đối tượng chưa nên đi du học:

- Chưa sẵn sàng thay đổi môi trường sống mới;

- Trình độ ngoại ngữ chưa tốt, chưa thể giao tiếp cơ bản;

- Không có mục tiêu, định hướng rõ ràng khi đi du học;

- Tài chính không ổn định;

- Mục đích chính của bạn là làm thêm và kiếm tiền;

- Không thể tự lập và cảm thấy không phù hợp với văn hóa, xã hội Nhật Bản.

  1. Qua bài viết trên, hy vọng các bạn trẻ và các quý vị phụ huynh đã có thêm thông tin để quyết định vấn đề du học của bản thân cũng như của con em mình.

  2.  
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
02432039839
Liên hệ qua Zalo
Messager